Tại sao đề xuất bỏ giấy phép lái xe A1 và B2?

Đề xuất về việc bỏ giấy phép lái xe A1 và B2 đã gây ra nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều từ cả người dân và các chuyên gia giao thông. Trong bài viết này, Trường đào tạo lái xe Cửu Long sẽ cung cấp cho bạn thông tin và nguyên do tại sao đề xuất bỏ giấy phép lái xe A1 và B2 đã được đưa ra.

Tìm hiểu chung về bằng lái xe hạng A1 và B2.

Tìm hiểu chung về bằng lái xe hạng A1 và B2.

Bằng lái xe hạng B2 và A1 là hai loại giấy phép lái xe phổ biến được sử dụng trong việc điều khiển các loại phương tiện giao thông cơ giới. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về hai hạng bằng lái này: 

  • Bằng lái xe hạng A1:

- Bằng lái xe hạng A1 cho phép người lái điều khiển các loại xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc.

- Đối tượng được cấp bằng lái hạng A1 là người từ 16 tuổi trở lên.

- Để được cấp bằng lái hạng A1, người lái phải đạt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng lái xe mô tô và thi đậu kỳ thi sát hạch lái xe.

  • Bằng lái xe hạng B2:

- ​Bằng lái xe hạng B2 cho phép người lái điều khiển các loại xe ô tô chở người có 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

- Đối tượng được cấp bằng lái hạng B2 là người từ 18 tuổi trở lên.

- Để được cấp bằng lái hạng B2, người lái phải đạt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng lái xe ô tô và thi đậu kỳ thi sát hạch lái xe.

Tham khảo: Mẹo học lý thuyết lái xe b2 600 câu

Dự thảo đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 và B2

Dự thảo đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 và B2

Vừa qua, Bộ Công an vừa có tờ trình dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2023. Trong dự án này có một thay đổi đề xuất đáng chú ý đó chính là trong dự thảo luật mới nhất đã không còn nội dung phân chia chi tiết các hạng giấy phép lái xe như dự thảo luật được lấy ý kiến nhân dân vào hồi tháng 7.

Trong dự thảo luật cũ, Bộ Công an đã đề xuất phân hạng giấy phép lái xe mới. Cụ thể, đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1, A4, B1, B2, E, FE, FC hiện hành, thay vào đó sẽ là các hạng A, A3, B, C1, C.

Riêng trong dự thảo luật mới nhất gửi Bộ Tư pháp thẩm định, đã loại bỏ phần phân hạng và chỉ quy định nguyên tắc phân hạng giấy phép lái xe. Mục tiêu của việc này là đảm bảo tính linh hoạt trong trường hợp có sự thay đổi của các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Dự thảo cũng quy định thời hạn của một số loại giấy phép lái xe. Đồng thời, đề xuất Chính phủ quy định chi tiết về các hạng giấy phép lái xe và thời hạn của chúng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ quy định chi tiết về hình thức của giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc tế, cũng như quy định về trình tự thủ tục cấp và sử dụng giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc tế.

Trong dự thảo tờ trình, Bộ Công an cho biết đã thống nhất với Bộ Giao thông vận tải để chuyển một số điều luật trong chương vận tải đường bộ liên quan đến bảo đảm trật tự và an toàn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông từ dự thảo Luật Đường bộ sang dự thảo Luật Trật tự và an toàn giao thông đường bộ, nhằm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật.

Tham khảo: Bí quyết học lái xe b2 sa hình

Tại sao đề xuất bỏ giấy phép lái xe A1 và B2.

Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 và B2 được đề ra với mục tiêu giảm thiểu sự phức tạp và chi phí liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe. Điều này có thể giúp tăng tính đơn giản và tiện lợi cho người lái xe. Tuy nhiên, việc bỏ giấy phép lái xe hạng A1 và B2 cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ quy định pháp luật liên quan. Hãy theo dõi 2 đoạn phỏng vấn sau đây đến từ phóng viên VOV để biết thêm chi tiết!

Phóng viên VOV Giao thông phỏng vấn Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng Phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an – đơn vị chủ trì soạn thảo Luật.

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh

- PV: Thưa bà, các hạng giấy phép lái xe có gì thay đổi khi bỏ giấy phép lái xe hạng A1, B2?

- Trả lời: 

Theo dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe. Dự thảo này có 13 hạng giấy phép lái xe, nhưng sẽ phân cấp các hạng giấy phép lái xe khác nhau. Ví dụ, giấy phép lái xe hạng B1, A4, A1, B2, E sẽ không còn tồn tại. Các hạng giấy phép lái xe này vẫn giữ nguyên nội dung theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, chỉ thay đổi tên gọi để phù hợp với Công ước Viên năm 1968 mà Việt Nam đã ký kết. Ví dụ, hạng A sẽ cấp cho người lái xe moto 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 phân khối trở lên, hạng B sẽ cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi của người lái xe, và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2 như hiện nay...

- PV: Sự thay đổi này sẽ tác động như thế nào đến những người đang sử dụng giấy phép lái xe hạng A1, B2?

- Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: 

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đề xuất thay đổi giấy phép lái xe. Tất cả các giấy phép lái xe theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 vẫn được sử dụng. Các trường hợp cấp lại giấy phép lái xe do hết hạn, mất, hoặc sai lệch thông tin sẽ được cấp lại theo phân hạng mới.

- PV: Xin cảm ơn bà.

Phóng viên VOV Giao thông phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng về việc Bộ Công an đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1, B2 sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

- PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết ban hành luật này?

- Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: 

Tôi cho rằng, xây dựng Luật Trật tự an toàn giao thông là cần thiết vì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là một đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng và thể hiện sự yêu cầu thực tiễn trong phát triển hạ tầng giao thông. Mặc dù đã có chuyển biến trong trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhưng chưa căn bản.

Thứ 2, với sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao thông và sự đầu tư vào hạ tầng giao thông, tình trạng ùn tắc giao thông trong các thành phố lớn đã tăng lên. Đồng thời, để đồng bộ hóa Luật Giao thông đường bộ hiện hành với hệ thống pháp luật Việt Nam và tuân thủ các quy định của Công ước Viên, Luật cần được sửa đổi để đáp ứng yêu cầu phát triển Giao thông Vận tải đương thời và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- PV: Theo ông, với những quy định tại dự thảo Luật đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó chưa và cần bổ sung những gì?

- Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: 

Cần nghiên cứu để đảm bảo phát triển GTVT, số lượng phương tiện, cơ cấu thành phần, và trật tự an toàn giao thông. Cần quy định phòng chống tiêu cực và thể hiện chính sách xã hội hóa. Đưa ra các quy định để kiểm soát và giám sát hoạt động giao thông. Đảm bảo công khai, minh bạch và phòng chống tham nhũng.

- PV: Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ lần này là việc lược bỏ một số hạng giấy phép lái xe A1, B2. Ông có ý kiến như thế nào về điều này?

- Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hồng cho rằng việc điều chỉnh hạng giấy phép lái xe là cần thiết để tuân thủ quy định của Công ước Viên và đảm bảo sự thống nhất khi chuyển đổi sang giấy phép lái xe quốc tế. Ông cũng đề xuất nghiên cứu quy định về đào tạo và cấp giấy chứng nhận an toàn giao thông cho nhóm người dưới 18 tuổi điều khiển xe dưới 50cm3 trước khi điều khiển xe dưới 49cm3.

- PV: Xin cảm ơn ông!

Hy vọng bài viết chia sẻ về chủ đề “Tại sao đề xuất bỏ giấy phép lái xe A1 và B2?” sẽ giúp các bạn hiểu biết thêm nhiều thông tin. Trường đào tạo lái xe Cửu Long là đơn vị uy tín trong công tác đào tạo, tổ chức thi sát hạch các loại bằng B1, B2, D, C… Ngoài ra chúng tôi còn luôn cập nhật những thông tin, kỹ năng và kiến thức hữu ích khác đến cho mọi học viên cũng như đọc giả.

Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo các phương thức sau để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

TRƯỜNG ĐÀO TẠO LÁI XE CỬU LONG

  • VP : 382 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

  • CN : 510 Huỳnh Thị Hai, Phường Tân Chánh Hiệp,

  • Quận 12, TP.HCM

  • Website: daotaolaixecuulong.com

  • Văn phòng:(028) 66.82.22.72-Hotline 24/24:

  • 0903.07.27.27-Quản lý: 0903.099.939

  • Email : Daotaolaixecuulong382ct@gmail.com