Mắt bị cận thị có được học lái ô tô không ?

Mắt bị cận thị có được học lái ô tô không? Là câu hỏi của rất nhiều người đang có nhu cầu học lái xe ô tô. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng Daotaolaixecuulong theo dõi nội dung bài viết sau.

Tổng quan về cận thị.

Cận thị là gì? 

Để có cái nhìn tổng quan về hội chứng rối loạn thị lực này. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu những khái niệm, phân loại và những dấu hiệu nhận biết của cận thị.

Cận thị là gì?

Cận thị hay tật khúc xạ là những trường hợp mà người bệnh chỉ khả năng nhìn rõ vật ở khoảng cách gần. Mà không thể nhìn thấy những vật ở xa.

Độ cận càng cao thì khả năng nhìn xa cũng sẽ giảm đi.

Phân loại các mức độ cận thị.

Phân loại cận thị

Cận thị được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như sau:

  • Phân loại theo lâm sàng, chúng ta có: cận thị đơn thuần, cận thị ban đêm, cận thị giả, cận thị thoái hóa và cận thị thứ phát.
  • Phân loại theo tuổi khởi phát, chúng ta có: cận thị bẩm sinh, cận thị trẻ, cận thị trưởng thành và cận thị cuối giai đoạn trưởng thành.

Phân loại theo độ cận, chúng ta có:

  • Cận nhẹ: Từ 0.25 diop đến 3 diop..
  • Cận trung bình: 3.25 diop đến 6 Diop.
  • Cận nặng: từ 6.25 diop đến 10.0 Diop.
  • Cận cực đoan: >=10.25 Diop trở lên.

Nguyên nhân gây ra tình trạng cận thị.

Nguyên nhân gây ra cận thị

Người bị cận thị là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu gồm:

  • Cấu trúc của giác mạc bị thay đổi – Giác mạc cong hơn so với nhãn cầu. Vì thế mà hình ảnh không hội tụ trên võng mạc, mà sẽ nằm phía trước võng mạc.

  • Trục nhãn cầu bị kéo dài ra – Điều này làm tăng khoảng cách từ nhãn cầu đến võng mạc. Làm cho hình ảnh không hội tụ đúng vào võng mạc.

  • Trẻ bị sinh non – Đối với những trẻ bị sinh non dưới 2,5kg, có nguy cơ bị cận thị khi đi học cao hơn các trẻ sinh đủ tháng.

  • Do di truyền – Cận thị cũng có thể do di truyền từ người thân trong gia đình.

  • Thói quen sinh hoạt – Điều kiện môi trường học tập, làm việc có ánh sáng không tốt cho mắt. Hoặc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, laptop, các thiết bị chơi game trong thời gian dài với khoảng cách không phù hợp.

Dấu hiệu thường gặp của người bị cận thị.

Dấu hiệu thường gặp của người bị cận thị

Cận thị là một trong những rối loạn về mắt có dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Sau đây là những dấu hiệu phổ biến và dễ thấy nhất của một người đang bị cận thị:

  • Không thể nhìn rõ ảnh và vật thể ở xa. Muốn nhìn rõ thường xuyên phải nheo mắt.
  • Mắt bị khô và mỏi khi sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Bị chảy nước mắt, chớp, đảo mắt liên tục.
  • Hạn chế khả năng nhìn vào ban đêm.
  • Đối với trẻ nhỏ, các bé bị cận bẩm sinh thường có những thói quen sinh hoạt như sau:
  • Bé học bài, xem tivi, đọc sách ở khoảng cách gần mới nhìn rõ được.
  • Các bé thường rất hay dụi mắt và bị chảy nước mắt.
  • Các bé nhỏ thường cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Khi nhìn xa, các bé thường xuyên phải nheo mắt.

Mắt bị Cận Thị có được học lái ô tô không ? 

Người cận thị có học lái xe ô tô được không?

Căn cứ vào các quy định tại thông tư 24/2015-TTLT-BYT-BGTVT thì:

Đối với bằng lái xe hạng B1.

  • Thị lực nhìn tầm xa của cả 2 mắt đạt tối thiểu: <5/10 (quy định này áp dụng cả trong trường hợp có sử dụng các loại kính hỗ trợ).

  • Nếu bị khiếm khuyết chỉ còn 1 mắt. Thì thị lực cũng phải đạt tối thiểu: <5/10 (quy định này áp dụng cả trong trường hợp có sử dụng các loại kính hỗ trợ).

Đối với bằng lái xe hạng: B2, C, D, E, FB2, FC, FD.

  • Thị lực nhìn xa của từng mắt cũng phải đạt từ: <5/10 đến (quy định này áp dụng cả trong trường hợp có sử dụng các loại kính hỗ trợ).

  • Các tật khúc xạ có số kính: > +5 diop hoặc > - 8 diop.

  • Trường ngang của hai mắt (từ mũi qua thái dương): <160 mở rộng về phía bên phải < 70 độ, mở rộng về phía bên trái < 70 độ.

  • Trường đứng (Theo chiều từ trên xuống): trên dưới đường ngang nhỏ hơn 30 độ

  • Bán manh và ám điểm góc – Nghĩa là mặc dù bị cận, nhưng khi đeo kính thì mắt vẫn đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Thì vẫn đủ điều kiện để học và thi sát hạch lái ô tô.

Kết luận.

Hy vọng với những thông tin vừa chia trong nội dung bài viết trên. Bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi mắt bị cận thị có được học lái ô tô không? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc liên quan đến việc học và thi sát hạch để lấy các văn bằng, chứng nhận lái ô tô. Thì hãy liên hệ với Daotaolaixecuulong theo một trong các phương thức sau:

Trường Đào Tạo Lái Xe Cửu Long

Trụ sở chính: 382 Cao Thắng, phường 12, quận 10 (đối diện nhà hàng Đông Hồ)

Văn phòng: 510 Huỳnh Thị Hai, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12

Văn phòng: (028) 66.82.22.72 - 0866.167.707 

Hotline 24/24: 0903.07.27.27 - Quản lý: 0903.099.939

Email: daotaolaixecuulong.com@gmail.com

Website: daotaolaixecuulong.com