Hướng dẫn kỹ năng cơ bản học lái xe ô tô cho người mới học

Việt nam là một trong những thành viên của ASEAN từ 1995, được ưu tiên hưởng lợi về thuế nhập khẩu trong khu vực ASEAN. Có thể cho thấy rằng thuế nhập khẩu ô tô vào Việt Nam ngày càng giảm, từ mức 50% năm 2015 xuống 40% năm 2016, 30% năm 2017 và 0% năm 2018.


Theo các chuyên gia cho rằng với mức thuế nhập khẩu ô tô vào năm 2017 sẽ là năm mà ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam có khả năng bước một bước ngoặc lớn trong bối cạnh hội nhập và canh tranh gay gắt.    

 

(trích nguồn: zing.vn)


Trong khoảng nữa đầu năm 2016, những chiếc xe ô tô dưới 9 chỗ tràn vào thị trường Việt Nam tăng gấp 3 lần từ mức 1.200 lên 3.700 chiếc. Điều đó cho thấy rằng xu hướng sử dụng ô tô tại Việt Nam ngày một gia tăng mạnh mẽ. Đồng nghĩa với việc ô tô được xem như phương tiện tham gia giao thông chính dần thay thế xe gắn máy trong vài năm tới.


CÁC BƯỚC CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI HỌC LÁI Ô TÔ


Học lái xe cũng như học viết Tiếng Việt của chúng ta, để viết được rành rõi một đoạn văn đòi hỏi chúng ta phải năm bắt và phân biệt được 24 chữ cái trong bảng chữ cái sau đó học ráp từ rồi lại đến ráp câu,…


Vậy học lái ô tô cũng tương tự như thế, chúng ta cần nắm vững những bước căn bản khi ngồi vào xe - làm quen xe - làm quen hộp số - khởi động động cơ - kĩ năng chuyển động - kĩ năng đánh lái - kĩ năng xử lý tình huống,..


Để đảm bảo an toàn thì điều đầu tiên bạn cần phải nắm rõ những bước căn bản khi học lái ô tô. Bài viết hôm nay Cửu Long chia sẽ giúp quý học viên hiểu rõ quy trình và những kỹ năng sẽ theo bạn suốt hành trình.


1/ LÀM QUEN XE
Trước khi bước vào ghế lái, bạn cần thực hiện thao tác kiểm tra các cánh cửa đã đóng chặt hay chưa. Sau đó ngồi vào ghế lái và thực hiện ngay thao tác thắt đây đeo an toàn (đây là bước căn bản để đảm bảo sự an toàn của bạn). 


 


Tiếp theo quan sát phía trái bên dưới ghế lái có thanh điều chỉnh ghế lái sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng (chân trái đạp chân côn, chân phải đạp ga và phanh đối với xe số sàn, còn đối với số tự động chân phải điều khiển chân phanh và ga) và cho bạn tư thế thoải mái nhất khi tham gia giao thông. 


Một lưu ý hết sức quan trọng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông là bạn phải nhìn được với góc nhìn rộng nhất, điều chỉnh kính chiếu hậu đủ quan sát khoảng cách giữa các xe. Ngoài ra hãy cẩn thận với những miếng chắn nắng che khuất tầm nhìn của bạn nhé.


2/ HIỂU RÕ BỘ PHẬN BUỒNG LÁI

 

2.1/ Vô lăng

o Vô lăng có hình tròn nằm phía trái của xe và nằm phía trước ghế lái, vô lăng dùng để điều chỉnh hướng lái.
o Trung tâm của vô lăng là vị trí của còi xe ô tô, khi sử dụng còi xe ta nên dùng tai phải.

2.2/ Bàn đạp ly hợp
o Bàn đạp ly hợp được bố trí phía dưới bên trái vô lăng, sử dụng chân trái
o Chân côn dùng để khởi động, chuyển số,…


2.3/ Bàn đạp phanh
o Bàn đạp phanh nằm phía phải của trục vô lăng.
o Dùng để giảm tốc độ và ngưng chuyển động.

 

2.4/ Bàn đạp ga
o Bàn đạp ga nằm phía dưới bên phải trong cùng của trục vô lăng.
o Dùng để tăng tốc độ.


2.5/ Phanh tay
o Giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định.
o Hỗ trợ cho phanh chân trong trường  hợp cần thiết.
( thầy chèn tấm hình ký hiệu chân phanh , ga, côn nhe)

 

2.6/ Công tắc đèn
o Được bố trí bên trái trên trục tay lái
o Nấc 1 bật đèn cốt, nấc 2 đèn pha và các loại đèn khác.
o Đèn xin đường gạt về phía trước hoặc phía sau.

 

Vừa trên là những bước căn bản làm quen xe hơi. Hãy cùng tìm hiểu ở các bài viết tiếp theo của trường đào tạo lái xe cửu long nhé!