QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LÁI XE ĐƯỜNG BỘ CÓ ĐỘNG CƠ

Nhu cầu sử dụng ô tô làm phương tiện di chuyển không còn quá xa lạ so với mức sống của con người ngày nay. Đa phần hầu hết các học viên đều mang chung tư tưởng lo lắng về các khóa học lái ô tô hiện nay bao nhiêu, ở đâu là tốt nhất? Tuy nhiên điều đầu tiên đảm bảo các bạn đủ điều kiện tham gia học lái và cấp bằng sát hạch giấy phép lái xe đó chính là sức khỏe.


Có thể nói lái xe ô tô đòi hỏi bạn phải có đôi mắt sáng rõ và tầm nhìn rộng là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên vấn nạn mắc bệnh khúc xạ về mắt tại VIỆT NAM đang đươc báo động. Bênh cạnh đó còn rất nhiều yếu tố về tâm lý, các dị tật bẩm sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc điều khiển ô tô.


Vậy điều kiện về sức khỏe khi tham gia sát hạch giấy phép bao gồm các yếu tố nào:


Điều 1. – Những người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ kê dưới đây:


a) Xe mô-tô (dung tích máy trên 50 phân khối, cyclo máy, xe side-car, ô tô du lịch, ô tô con trọng tải dưới 1 tấn;


b) Xe ô tô trọng tải từ 1T đến dưới 3T5 và máy kéo;


c) Xe ô tô trọng tải từ 3T5 trở lên, bắt buộc phải có đủ điều kiện sức khỏe mới được lái.


Điều 2. – Những người lái các loại xe đạp máy (dung tích máy không quá 50 phân khối) không phải có giấy chứng nhận sức khỏe về lái xe.

 

 

ĐIỀU KIỆN SỨC KHỎE HỌC LÁI XE CÁC HẠNG

 

1. Điều kiện về mắt


Điều 3. – Những người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ nói ở điều 1, thị lực sau khi điều chỉnh bằng kính bắt buộc phải đảm bảo điều kiện dưới đây:


Hai mắt cộng lại 16/10.


Điều 4. – Những người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ nói ở điều I, nếu mắt bị một trong bảy trường hợp dưới đây thì không được lái:


1. Mắt đeo kính cận thị quá 7 dioptries


2. Mắt đeo kính viễn thị quá 7 dioptries


3. Mắt đeo kính loạn thị quá 4 dioptries


4. Thị trường bị thu hẹp (rétrécissement du champ visuel) quá 20 độ.

 

5. Các cân chuyển vận mắt bị tê liệt hoặc có tật hạn chế sự vận chuyển nhãn cầu.


6. Mắt bị quáng gà (hémeralogie) hoặc bị loạn sắc (daltonisme).


7.Có các bệnh của võng mạc hoặc của thị giác thần kinh đang tiến triển.


Những người mà bệnh của võng mạc hoặc của thị giác thần kinh đã được ổn định và các điều kiện về thị lực, thị trường đầy đủ có thể được tạm thời lái xe do bác sĩ chuyên khoa xét và quyết định thời gian tạm thời đó.


2. Điều kiện về tay.


Điều 5. – Những người lái các loại mô-tô và side-car, tay phải cũng như tay trái phải có ít nhất 4 ngón (ngón thiếu chỉ có thể là ngón út).


Điều 6. – Những người lái các loại xe đã quy định ở điểm b, điều 1, thuộc chương I:


- Tay phải: phải có 4 ngón (trong đó bắc buộc phải có ngón cái).


- Tay trái: phải có 3 ngón (trong đó bắt buộc phải có ngón cái).


Điều 7. – Những người lái các loại xe đã quy định ở điểm bảo vệ đê điều, điều 1, thuộc chương I:


- Tay phải: phải có 4 ngón (ngón thiếu chỉ có thể là ngón út).


- Tay trái: phải có 4 ngón (trong đó bắt buộc phải có ngón cái).


3. Điều kiện về chân


Điều 8. – Những người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ vận động của hai chân bắt buộc phải bình thường mới được lái.


Điều 9. – Những người đã có bằng lái, nhưng vì tai nạn hoặc bệnh tật phải cắt bỏ 1 bàn chân hoặc 1 cẳng chân và đã được lắp chân giả tốt, nếu muốn tiếp tục lái xe, bắt buộc phải thi lại phần thực nghiệm và phải được y, bác sĩ cho phép mới được thi.


4. Điều kiện về tai.


Điều 10. – Những người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ nói ở điều 1, mỗi tai bắt buộc phải có đủ ba tiêu chuẩn dưới đây:


1. Nói thường nghe rõ ở khoảng cách 5 thước.


2. Nói thầm nghe rõ ở khoảng cách 0 thước 50.


3. Phải phân biệt được các phương hướng âm thanh đưa đến.


5. Điều kiện về thần kinh


Điều 11. - Những người lái các loại phương tiện giao thông đường bộ có động cơ nói trong điều lệ này các phản xạ tay chân phải bình thường mới được lái.


Điều 12. – Những người mắc bệnh động kinh cấm không được lái bất cứ loại xe nào trong điều lệ này.


6. Điều kiện về tim.


Điều 13. – Những người mắc bệnh dưới đây, không được lái bất cứ loại xe nào nói trong điều lệ này:


1. Có cơn đau ngực (angor pectoris),


2. Có bệnh phồng động mạch chủ.


Điều 14. – Những người mắc các bệnh dưới đây, không được lái các loại xe nói ở điểm b và c trong điều 1:


1. Có bệnh thiếu năng tim,


2. Có bệnh ở “van tim”.

 

Còn những người lái các loại xe nói ở điểm a điều 1 nếu mắc các bệnh nói trên sẽ do y, bác sĩ xem xét quyết định.


7. Điều kiện về thể lực


Điều 15. – Những người lái các loại xe ô tô trọng tải từ 1 tấn đến 3 tấn 5 và máy kéo phải có đủ tiêu chuẩn về thể lực dưới đây:


- Chiều cao từ 1 thước 50 trở lên,


- Cân nặng từ 46 cân trở lên,


- Vòng ngực từ 80 phân trở lên.


Điều 16. – Những người lái các loại xe ô tô trọng tải từ 3T5 trở lên phải có đủ tiêu chuẩn về thể lực dưới đây:


- Chiều cao từ 1 thước 55 trở lên,


- Cân nặng từ 48 cân trở lên,


- Vòng ngực từ 82 phân trở lên.


Điều 17. – Những người lái các loại xe ô tô du lịch, ô tô con trọng tải dưới 1 tấn phải cao tối thiểu 1 thước 48.


8. Điều kiện về tuổi.


Điều 18. – Những người lái các loại xe mô tô phải 18 tuổi trở lên mới được lái. Còn các loại xe khác phải 20 tuổi trở lên mới được lái (những quân nhân tại ngũ lái xe quân sự không phải thực hiện điều này).


9. Những bệnh khác.


Điều 19. – Ngoài những điều kiện sức khỏe nói trên, trong khi khám nếu y, bác sĩ thấy có những bệnh khác xét có thể ảnh hưởng đến sức khỏe không đảm bảo lái xe được an toàn, có quyền không cấp giấy chứng nhận sức khỏe.

 

ĐÀO TẠO LÁI XE CỬU LONG

 

Ô TÔ HẠNG B1 - B2

 

CHO THUÊ XE TẬP LÁI

 

0903 07 27 27 – 08 66 822 272

 

Địa Chỉ: 382 Cao Thắng - P.12 - Q.10 - Tp.Hcm