Cùng tìm hiểu ý nghĩa của các đèn cảnh báo trên ô tô thường gặp

Đèn cảnh báo giữ vai trò quan trọng, chúng phản ánh tình trạng của toàn bộ hệ thống xe. Tài xế có thể căn cứ vào các cảnh báo đó để đưa ra những quyết định vận hành và bảo trì xe tốt nhất. Chính vì thế, việc hiểu rõ các đèn báo hiệu là một trong những yêu cầu thiết yếu nhất mà mỗi tài xế đều phải biết. Mời bạn cùng Trường đào tạo lái xe Cửu Long  tìm hiểu Ý nghĩa của các đèn cảnh báo trên ô tô  qua nội dung bài viết sau.

Ý nghĩa của từng đèn cảnh báo trên taplo ô tô.

Trên taplo của xe ô tô có một hệ thống đèn báo, mỗi đèn báo có ký hiệu và ý nghĩa riêng biệt. Hiện nay, các ký hiệu và đèn báo được sử dụng đồng nhất cho tất cả các dòng xe và thương hiệu xe trên toàn cầu. Đèn báo được phân thành những loại cơ bản như sau:

Đèn cảnh báo nguy hiểm.

Đèn cảnh báo nguy hiểm

Đèn cảnh báo nguy hiểm mức cao nhất thường có màu đỏ. Chi tiết như sau:

1. Cảnh báo phanh tay đang gặp trục trặc, cần được xử lý sớm.

2. Cảnh báo nhiệt độ động cơ đang rất cao.

3. Cảnh báo áp suất dầu động cơ đang ở mức thấp, cần được kiểm tra ngay lập tức.

4. Cảnh báo trợ lực lái điện đang gặp số sự cố, làm vô lăng cứng, khó trả lái.

5. Cảnh báo túi khí đang gặp trục trặc hoặc túi khí đang bị vô hiệu hóa bằng tay. 

6. Cảnh báo máy giao điện, ắc quy đang bị lỗi hoặc sạc bình ắc quy không đúng cách.

7. Cảnh báo khóa vô lăng khi xe tắt máy nhưng tài xế chưa trả số về N hoặc P.

8. Cảnh báo rằng bạn đang bật công tắc khóa điện.

9. Cảnh báo bạn chưa thắt dây an toàn hoặc thắt dây an toàn chưa đúng cách.

10. Đèn báo cửa xe đang mở hoặc đóng chưa sát.

11. Cảnh báo nắp ca pô đang mở.

12. Cảnh báo đèn báo bạn chưa đóng cốp xe.

Các kí hiệu của đèn cảnh báo lỗi cần kiểm tra.

Đèn cảnh báo lỗi cần kiểm tra

Đèn cảnh báo lỗi cần kiểm tra thường có màu vàng, nhằm cảnh báo người lái về các sự cố mới xuất hiện. Khi thấy các cảnh báo này, tái xế nên đưa xe đến các gara kiểm tra và có phương án khắc phục sớm. Chi tiết các đèn cảnh báo như sau.

13. Cảnh báo động cơ khí thải đang xuất hiện các dấu hiệu xấu

14. Cảnh báo bộ lọc hạt Diesel cần được xử lý.

15. Cảnh báo bộ cảm biến của cần gạt kính chắn gió tự động đang gặp sự cố.

16. Cảnh báo sấy nóng bugi đang hoạt động. Bạn cần đợi đến khi đèn tắt mới bắt đầu khởi động xe.

17. Cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp, cần được kiểm tra và bổ sung dầu ngay lập tức.

18. Cảnh báo ABS. Hệ thống bó phanh đang gặp sự cố nghiêm trọng. Nếu xe vẫn tiếp tục vận hành sẽ vô cùng nguy hiểm.

19. Cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử đã được tắt thủ công.

20. Cảnh báo áp suất lốp của xe đang ở mức thấp đang báo động.

21. Cảnh báo cảm ứng mưa bị lỗi. Nếu trời mưa, cần gạt nước sẽ không tự kích hoạt.

22. Cảnh báo má phanh đang ở tình trạng mòn quá mức.

23. Đèn báo tan băng cửa sổ sau.

24. Cảnh báo lỗi hộp số tự động. Tài xe nên dừng xe và gọi cứu hộ.

25. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo.

26. Cảnh báo giảm sóc đang bị quá tải. Tài xế nên kiểm tra lại trọng tải của toàn bộ hàng hóa và người ngồi trên xe.

27. Cảnh báo cánh gió sau có vị trí không chuẩn, làm ảnh hướng sự cân bằng của xe.

28. Cảnh báo các đèn bên ngoài xe đang gặp sự cố.

29. Cảnh báo đèn phanh phía sau xe đang gặp sự cố.

30. Cảnh báo đèn cảm ứng mưa và ánh sáng đang bị lỗi.

31. Cảnh báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha để phù hợp để không làm chói xe ngược chiều.

32. Cảnh báo hệ thống điều khiển chùm sáng tự động đang gặp sự cố.

33. Cảnh móc kéo đang gặp sự cố.

34. Cảnh báo mui trên xe mui trần không đúng tiêu chuẩn.

35. Cảnh báo về việc chìa khoá của xe hiện không nằm trong ổ khóa.

36. Cảnh báo về việc bạn đang điều khiển xe chạy không đúng làn đường, hoặc lệch làn.

Các kí hiệu đèn thông báo khi sử dụng.

Đèn thông báo khi sử dụng

Các ký hiệu này thường có màu xanh lá cây hoặc màu xanh da trời nhầm thông báo tình trạng sử dụng của xe cho tài xế biết.

37. Cảnh báo về việc tài xế đạp côn chưa đúng, chân côn bị dính hoặc chưa sát.

38. Cảnh báo nước rửa kính của ở mức thấp cần được bổ sung.

39. Cảnh báo đèn sương mù (sau) đang bật

40. Cảnh báo đèn sương mù (trước) đang bật

41. Thông báo hệ thống Cruise Control đang bật.

42. Nhắc nhở bạn cần nhấn mạnh chân phanh, để khởi động xe.

43. Thông báo nhiên liệu sắp cạn.

44. Thông báo xi nhan rẽ đang bật

45. Thông báo chế độ lái mùa đông đang được kích hoạt.

46. Đèn báo thông tin.

47. Thông báo cảm biến phát hiện thời tiết bên ngoài đang có sương giá.

48. Cảnh báo smartkey sắp hết pin.

49. Cảnh báo xe của bạn không ở khoảng cách an toàn với xe phía trước.

50. Cảnh báo đèn pha đang bật, có  thể gây mất tầm nhìn và ảnh hưởng đến xe ngược chiều.

51. Cảnh báo thông tin đèn xi-nhan đang bật.

52. Cảnh báo bộ chuyển đổi xúc tác đang gặp sự cố, có thể là do bộ đánh lửa yếu.

53. Cảnh báo phanh đỗ xe đang được bật.

54. Cảnh báo về việc cảm biến trước/sau/bên cạnh xe đang hoạt động để đỗ xe.

55. Cảnh báo xe cần được bảo dưỡng định kỳ.

56. Cảnh báo về việc đang có nước trong bộ lọc nhiên liệu.

57. Thông báo hệ thống túi khí đang bị tắt.

58. Thông báo đang có 1 bộ phận của xe cần được sửa chữa.

59. Thông báo đèn chiếu sáng gần đang bật.

60. Thông báo bộ lọc gió của xe đang bị bẩn.

61. Thông báo về việc đang bật chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu.

62. Thông báo hệ thống hỗ trợ đổ đèo đang được bật.

63. Cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu đang gặp sự cố.

64. Cảnh báo về việc xe đang chạy quá tốc độ.

Trên đây là 64 kí hiệu về cảnh báo nguy hiểm, thông báo cần kiểm tra và các ký hiệu thông báo tình trạng xe đang hoạt động. Hãy theo dõi thường xuyên Trường đào tạo lái xe Cửu Long để không bỏ lỡ các bài viết mới nhất.

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo các phương thức sau để được tư vấn và ghi danh vào các lớp đào, thi sát hạch lái xe ưu đãi nhất theo các phương thức sau:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO LÁI XE CỬU LONG

VP : 382 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

CN : 510 Huỳnh Thị Hai, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM

Website: daotaolaixecuulong.com

Văn phòng:(028) 66.82.22.72-Hotline 24/24: 0903.07.27.27-Quản lý: 0903.099.939

Email : Daotaolaixecuulong382ct@gmail.com