BÀI THI DỐC CẦU_THI LÁI XE Ô TÔ HẠNG B

Dừng vài khởi hành ngang dốc là 1 phần thi tương đối khó khi thi sát hạch lấy bằng lái xe B2. Không ít thí sinh thi sát hạch bằng lái xe ô tô không qua được phần thi này, cũng không ít người lái xe kinh nghiệm cũng thở dài ngao ngán với phần thi này. Sau đây trường đào tạo lái xe Cửu Long xin dành hẳn 1 bài để nói về những thao tác quan trọng, và kinh nghiệm mấu chốt làm sao vượt qua phần thi này.


Các thao tác trong bài thi “dừng và khởi hành ngang dốc” như sau”


1.    Dừng xe ô tô sao cho khoảng cách từ hình chiếu của xe xuống mặt đường đến vạch dừng xe (khoảng A) không quá 50cm.


2.    Đưa xe lên dốc nhẹ nhàng, yêu cầu không bị tụt dốc và đúng thời gian quy định


3.    Lái xe tiếp đến phần thi số 4.

 

 

Yêu cầu của bài thi dừng và khởi hành ngang dốc 


Dừng xe ngang dốc cầu, bánh sau phải cán vạch vàng trên cầu khi dừng xe, không được để lố qua vạch.
                         o    Khởi hành ngang dốc cầu không để tuột dốc, tắt máy.


Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng đây được coi là phần thi rất khó, đòi hỏi sự tỉnh táo và bình tĩnh của học viên. Rất nhiều học viên đã khó chịu với phần thi này khi học lái xe. 

 

Một vài kinh nghiệm đúc kết từ phần thi dừng và khởi hành ngang dốc

 

Sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. 


Có hai cách:


– Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.

 

– Cách 2: Là cách các lái xe ô tô già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).

 

Một lưu ý nữa cũng khá cần thiết, đó là trước khi vào lái hít thở thật sâu kiểm tra, chỉnh lại ghế, gương nếu cần rồi mới cho xe chạy, khi về đích phải trả phanh tay lái rồi mới xi nhan.